4 mô hình văn hóa doanh nghiệp – Khám phá mô hình phù hợp với doanh nghiệp của bạn
Khám phá 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp – Tìm lựa chọn tốt nhất cho sự thành công. Đọc bài viết để biết thêm!
Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là tập hợp các quy tắc và quy định, mà còn là tinh thần và giá trị của tổ chức. Để phát triển và thành công bền vững, tổ chức cần cam kết mạnh mẽ trong việc xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Hãy đọc tiếp để biết thêm về các mô hình văn hóa doanh nghiệp và phương pháp lựa chọn mô hình thích hợp với tổ chức của bạn.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin và hành vi quyết định cách nhân viên và ban quản lý của công ty tương tác và làm việc với nhau. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp thường không rõ ràng, mà phát triển tự nhiên theo thời gian từ các đặc điểm của những nhân viên được tuyển dụng vào tổ chức.
Ngoài ra, yếu tố này có thể được phản ánh qua quy định về trang phục, giờ làm việc, cách bố trí văn phòng, các chế độ phúc lợi nhân viên, và tất cả các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh.
Vì sao doanh nghiệp cần mô hình văn hóa?
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp vô cùng quan trọng và đa chiều trong hoạt động của một tổ chức. Một mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp có thể mang lại những lợi ích như sau:
-
Tạo ra môi trường làm việc tích cực
-
Thu hút và giữ chân người lao động
-
Tạo động lực cho nhân viên
-
Thúc đẩy, cải thiện chất lượng và năng suất làm việc
-
Đạt kết quả kinh doanh một cách thuận lợi
-
Tăng cường tính cạnh tranh
-
Xác định rõ mục tiêu cho từng phòng ban và toàn bộ doanh nghiệp
4 mô hình văn hóa doanh nghiệp bền vững
Hai chuyên gia Kim Cameron và Robert Quinn tại Đại học Michigan đã xác định bốn kiểu văn hóa tổ chức riêng biệt, và các loại hình ấy được phân loại dựa trên độ linh hoạt và xu hướng của nó.
Mỗi tổ chức có thể kết hợp các loại hình này với nhau để tạo ra văn hóa đặc trưng. Tổ chức càng lớn thì càng có khả năng áp dụng nhiều mô hình văn hóa. Xu hướng này có thể có lợi cho tổ chức, nhưng cũng gây khó khăn khi doanh nghiệp xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp gắn liền với các công ty hoặc nhiều chi nhánh trên toàn cầu.

4 mô hình văn hóa doanh nghiệp bền vững
Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture)
Văn hóa sáng tạo giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Theo đó, lãnh đạo doanh nghiệp hướng tới tư duy tiến bộ và sẵn sàng đối mặt với rủi ro.
Mô hình này tạo cơ hội cho nhân viên tự do sáng tạo, không ngừng học hỏi và đổi mới để phát huy tối đa năng lực cá nhân. Đây là mô hình phổ biến trong lĩnh vực marketing và công nghệ do cấu trúc đơn giản, không có áp lực từ hệ thống thứ bậc và tập trung vào sáng tạo, đổi mới.
Ưu điểm
Ưu điểm của mô hình này là khả năng khai thác tính sáng tạo và đổi mới, nâng cao kiến thức cho nhân viên mà không bị ràng buộc bởi quy trình cứng nhắc.
Nhược điểm
Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh cao xuất phát từ mô hình này có thể gây áp lực và thiếu tinh thần làm việc nhóm cho nhân viên. Vì vậy, tổ chức cần có kế hoạch truyền thông nội bộ, chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt nhằm hỗ trợ nhân viên gắn kết và làm việc hiệu quả với nhau.